ĐẠO CỦA TÔI
hay dang ky quan cao noi day
ĐẠO CỦA TÔI
hay dang ky quan cao noi day
ĐẠO CỦA TÔI
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

ĐẠO CỦA TÔI

NAY CON NIỆM DANH HIỆU NGÀI
 
Trang ChínhPortalGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
CHÀO CÁC BẠN NAY TÔI QUYẾT ĐỊNH NGHE VÀ TỤNG KINH DƯỢC SƯ
Top posters
KHONG_NHO
LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM EmptyLỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM 88460LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM Empty 
Ngo_luan
LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM EmptyLỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM 88460LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM Empty 
Giacmobuon
LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM EmptyLỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM 88460LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM Empty 
ngo_phuoc
LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM EmptyLỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM 88460LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM Empty 
Ngo_thinh
LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM EmptyLỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM 88460LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM Empty 
a_di_da_phat
LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM EmptyLỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM 88460LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM Empty 
manhsaigon
LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM EmptyLỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM 88460LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM Empty 
Ngo_duc
LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM EmptyLỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM 88460LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM Empty 
hoangluc39
LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM EmptyLỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM 88460LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM Empty 
nhokboo
LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM EmptyLỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM 88460LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM Empty 
HỖ TRỢ MIỀN PHÍ
01699668300 gặp ngộ luận gặp Ngộ thịnh 01666004413
ĐỒNG HỒ
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» KINH DƯỢC SƯ
LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM EmptySat Dec 08, 2012 6:28 pm by Ngo_luan

» HÀNH TRÌ GIỚI LUẬT
LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM EmptyWed Dec 05, 2012 9:09 am by KHONG_NHO

» BỔN MÔN PHÁP HOA KINH
LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM EmptyMon Nov 26, 2012 3:14 pm by KHONG_NHO

» KINH ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG
LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM EmptyMon Nov 26, 2012 3:12 pm by KHONG_NHO

» KINH A DI ĐÀ
LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM EmptyMon Nov 26, 2012 3:11 pm by KHONG_NHO

» ý nghĩa lá cờ
LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM EmptyMon Sep 03, 2012 7:22 pm by Ngo_luan

» ĐẠI LỂ VU LAN
LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM EmptyThu Aug 23, 2012 3:33 pm by Ngo_luan

» Những điều nên biết về lá cờ Phật giáo[
LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM EmptyThu Jul 05, 2012 11:20 pm by Giacmobuon

» Ý NGHĨA CỦA VIỆC TỤNG KINH
LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM EmptyTue Jul 03, 2012 10:49 pm by HoaMinh

» TÔNG PHÁI PHẬT GIÁO
LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM EmptyTue Jul 03, 2012 10:29 pm by HoaMinh

» Sự phục vụ của Đức Phật
LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM EmptySun Jul 01, 2012 8:00 pm by a_di_da_phat

» Mùa Hoa Vô Ưu
LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM EmptySun Jul 01, 2012 7:51 pm by a_di_da_phat

» Tịnh tâm-Thích Thiện Thuận
LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM EmptySat Jun 30, 2012 11:52 am by Ngo_thinh

» HÓA GIẢI NGHIỆP ĐỜI TRƯỚC
LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM EmptyThu Jun 28, 2012 8:28 pm by a_di_da_phat

» LUẬN VỀ BỒ ĐỀ TÂM
LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM EmptyThu Jun 28, 2012 8:14 pm by a_di_da_phat

Most Viewed Topics
KINH TRƯỜNG THỌ DIỆT TỘI
" KHAI THỊ CHÚNG SANH NGỘ NHẬP PHẬT TRI KIẾN"
Ý Nghĩa Chuỗi Hạt Trong Đạo Phật
Ý NGHĨA : "NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT"
KINH VĂN PHÁT NGUYỆN SÁM HỐI
Chúng sinh là gì? Thần tiên có phải chúng sinh ko? Cây cỏ có luân hồi, tái sinh ko?
BẾN YÊU THƯƠNG
KINH CẦU SIÊU
Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà la ni !
KINH VU LAN BÁO HIẾU
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
THỜI TIẾT 24/24
Hà Nội Du bao thoi tiet - Thu do Ha Noi Huế Du bao thoi tiet - Co do Hue Thành Phố Hồ Chí Minh Du bao thoi tiet - Thanh pho Ho Chi Minh
TÂN HỒNG
FREE photo hosting by Up Anh

 

 LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Go down 
3 posters
Tác giảThông điệp
Ngo_luan
PHÓNG VIÊN
PHÓNG VIÊN
Ngo_luan


cảm ơn { thanks } : 7
ngày tham gia : 23/08/2011
tuổi của bạn : 42
Đến từ : đồng tháp

LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM Empty
Bài gửiTiêu đề: LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM   LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM EmptyTue Aug 23, 2011 8:05 pm

[You must be registered and logged in to see this image.]
Tiểu sử


- Dựa theo sử liệu của Nguyễn Lang trong ” Phật Giáo Việt Nam Sử Luận”, tập I, nhà xuất bản Văn học – Hà Nội,1994, và sử liệu trong “Thơ văn Lý Trần” , tập II, nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội – Hà Nội, 1989.

- Người tên thật là Trần Khâm, sinh năm 1258; con cả của vua Trần Thánh Tông; năm 20 tuổi lên ngôi báu, hiệu Nhân Tông; năm 36 tuổi làm Thái thượng hoàng, nhường ngôi cho Anh Tông; năm 41 tuổi xuất gia; năm 51 tuổi, 1308, viên tịch ở am Ngọa Vân, núi Yên Tử.

Thiếu thời, Người đòi nhường địa vị Đông cung thái tử cho em để xuất gia. Người thông lãm nội và ngoại điển, học Phật từ nhỏ, học Thiền định dưới sự chỉ dẫn của Tuệ Trung Thượng Sĩ.

Người đã cùng tướng sĩ triều Trần hai lần đánh bại đoàn quân xâm lược Nguyên Mông (năm 1285 và năm 1288), đoàn quân bách chiến bách thắng đã từng đánh bại nhiều nước ở châu Âu và Tống triều, Trung Quốc ; là vị vua yêu nước, anh hùng, rất “thân dân”, đã thực hiện thành công đại đoàn kết dân tộc (triều đình và nhân dân), mở Hội nghị dân chủ Bình Than và Diên Hồng, chủ trương “Tam giáo đồng nguyên”, viết nên trang sử lẫy lừng của dân tộc, và cả thế giới đương thời.

Người còn là nhà thơ, nhà văn hóa Việt Nam, là một nhân cách lớn của dân tộc.
Xuất gia, là tổ thứ sáu của thiền phái Yên Tử, và là sơ tổ dòng thiền Trúc Lâm, chủ trương thống nhất các thiền phái Phật Giáo tại Việt Nam (Tỳ-ni-đa-lưu-chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường) mang nét đặc thù Việt Nam, tích cực dấn thân vào xã hội xây dựng hưng vượng xứ sở bằng từ bi, trí tuệ và đạo đức của Phật giáo.
Người thường giảng dạy kinh, luận và đạo Thiền cho các Tăng sĩ, truyền bá Thập thiện giới cho quần chúng, khuyên dân từ bỏ các dị đoan, hủ tục, đề cao đạo đức Phật giáo. Một lần Người vân du qua Champa thiết lập bang giao hữu nghị với vua Chiêm là Chế Mân, hứa gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân. Vua Chiêm đã dâng cho Việt Nam hai châu Ô và Rý (Thuận và Hóa) làm sính lễ.

Trần Nhân Tông đã biểu hiện rõ Người là một vị vua anh minh, một nhà lãnh đạo giỏi, một nhà tôn giáo tài ba, và là một thiền sư lỗi lạc.

Sở đắc giải thoát và tư tưởng Phật học của Trần Nhân Tông

1.Sở đắc giải thoát

Rất khó có thể biết được sở đắc giải thoát của một người qua sự khảo sát bên ngoài, nhất là người ấy lại là Điều Ngự Giác Hoàng Nhân Tông. Càng khó hơn khi người biên khảo chưa từng trải nghiệm giải thoát (tâm và tuệ giải thoát). Điều duy nhất người biên khảo có thể đề cập là theo dấu các sự kiện biểu hiện thái độ sống, cung cách hành xử, và thi ca, kệ tán của Người để hình dung ra dòng vận hành tâm thức của Điều Ngự:

a) Là một thanh niên thông rõ nội và ngoại điển, hiếu học, hiếu từ, nhân ái, từng trốn khỏi hoàng cung xuất gia tầm đạo, xem ngôi báu như đôi dép cỏ, hẳn là đã có một nhân tố giải thoát hiện diện trong tâm thức người từ thơ ấu: nhân tố ấy đã giục Người vào nơi vắng vẻ, xa xôi của núi Yên Tử, đã giục tâm thức người vươn dậy hướng về ánh sáng núi rừng, rời xa vùng ngã tướng, ngã niệm, cấu uế, thị phi phiền não. Đây là sự choàng tỉnh của tâm thanh tịnh thuộc Dục giới và Sắc giới – còn gọi là tịnh quang tâm của cõi Dục và cõi Sắc – cái tâm thức mở cửa đi vào thiền định, vào “tâm giải thoát”.

b) Năm 20 tuổi đăng quang, đã liền đi vào hai cuộc chiến chống ngoại xâm Nguyên Mông đầy ác liệt và gian khổ: đây là dịp để Người thể nghiệm sâu sắc cái vị đắng của sinh tử, vô thường, mộng mị của nhân tình thế thái, từ đó hào tâm trỗi dậy, tâm khoan dung trỗi dậy, và tâm từ bỏ danh sắc, lợi lộc trần thế trỗi dậy giục Người quyết định hướng sống xả ly của tự thân và xây dựng kỷ cương, đạo đức cho xã hội, như là sự kiện đại đế A-Dục (Asoka) thức tỉnh giữa trận chiến đẫm máu Kalinga, xứ Ấn vào thế kỷ thứ III trước Tây lịch kỷ nguyên, từ bỏ đao, kiếm dùng đạo đức Phật giáo để nhiếp dân.

c) Người được thân cận học hỏi giáo lý trí tuệ từ bậc thạc đức vô nhị thượng nhân Tuệ Trung Thượng Sĩ là nhân duyên lớn giúp Điều Ngự cắm rễ tâm thức vào sâu lòng đất giải thoát: Thượng Sĩ như là một bệ phóng an toàn đẩy phi thuyền Điều Ngự đi vào vùng trời giải thoát bao la, một thể cách giải thoát thực hiện trong đời sống chính trị, xã hội rất thiết thực, rất nhân bản và rất trí tuệ. Đây là nhân duyên dẫn đến sự ra đời của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đậm đà sắc thái Việt Nam: ” sống đời vui đạo cứ tùy duyên” – cái tinh thần “tùy duyên nhi bất biến”, hay “dĩ bất biến ứng vạn biến”.Chùa Hoa Yên ở trên vùng cao của núi Yên Tử. Chỉ cần ở đó Điều Ngự lên xuống núi đôi lần trong một tuần lễ thì đủ duyên để chứng nghiệm cái rã rời , hư ảo của thân tâm (ngũ uẩn) thành tựu công phu hành trì Tứ Niệm Xứ (thiền định Phật giáo), buông xả tự nhiên hết thảy vọng niệm, cấu uế tâm, thanh thản với núi rừng, và sản sinh ra các thi, kệ, tư tưởng cao vời.

Tất cả, ít nhất, bốn duyên nói trên là nhân tố xác định – hay dấu hiệu xác chứng – tất yếu sở đắc giải thoát rất sâu của Điều Ngự mà về sau Người đã ghi lại trong các thi, kệ cảm tác của Người.

Sở đắc giải thoát

Các nhân duyên trên là ánh sáng rọi vào thi, kệ của Người hầu có thể bắt gặp cấp độ tâm thức giải thoát mà Người đã trải nghiệm, như là:

- Trong một buổi “đại tham” ở chùa Sùng Nghiêm, Điều Ngự Giác Hoàng đã mở lời với bài kệ:



<BLOCKQUOTE>
<BLOCKQUOTE>
<BLOCKQUOTE>Bài kệ ghi rõ một kinh nghiệm thiền quán về thân ngũ uẩn của con người: hành giả hành thiền cần thấy rõ nơi thân, tâm mình cái mỏng manh, vô thường, tạm bợ, không thật; những gì ở trên thân và ngoài thân là vô hộ, vô chủ, không thuộc về ta, không phải là ta, không thuộc về ai, không phải là ai. Từ kinh nghiệm đó, tâm thức tự động rời xa dục vọng, sân hận, vị kỷ, xan tham, đố kỵ v.v… mà giáp mặt với hân hoan, hỷ lạc, khinh an, thanh thản. Được vậy thì không uổng phí thời gian, tiếp tục nỗ lực, tinh cần thể nghiệm. Đây là lời lẽ nhắc nhở và đánh thức Tăng chúng đi vào thực nghiệm lời đức Phật dạy ở kinh Niết Bàn, phẩm Thánh hạnh, rằng

Hai câu cuối bài kệ trên là chỗ về của người tu sĩ Phật giáo, là nội dung mà Bồ tát Tuyết Sơn (trong bản kinh) sẵn sàng đổi thân mình cho quỷ La Sát ăn thịt để được nghe. Đó cũng là sở đắc, sở chứng mà Điều Ngự Giác Hoàng muốn trao truyền cho các Tăng sĩ Việt Nam, đánh thức họ đi ra khỏi vùng tâm thức của ngã niệm, của các nghi vấn, thắc mắc nêu ra nhiều câu hỏi ách yếu về sự thật của nhân sinh và thế giới: họ luôn luôn mong chờ các câu trả lời, các lời giải đáp về thế nào là Phật ? Thế nào là Pháp ? Thế nào là Tăng ? Thế nào là gia phong của chư Phật , chư Tổ ? v.v… Điều Ngự luôn nhấn mạnh vào tám chữ “sinh diệt diệt dĩ, tịch diệt vi lạc”, nhắc nhở Tăng sĩ hãy quay trở về tự tâm mình để dập tắt các ngã tưởng, vọng tưởng ấy : Khi các ngã tưởng, ngã niệm được dập tắt thì các ngã tướng sinh diệt cũng bị dập tắt - đó là sự dập tắt sinh diệt, trong câu “sinh diệt diệt dĩ – thì tham ái, chấp thủ bị dập tắt theo: đây là thời điểm chứng nghiệm an lạc, giải thoát – điều mà kinh gọi là “Tịch diệt vi lạc” – Điều Ngự cứ mãi dồn Tăng sĩ vào một điểm duy nhất là : vấn đề trọng yếu là chứng nghiệm an lạc, giải thoát, mà không phải nói về, nghĩ về an lạc, không phải là hỏi hay trả lời ! Đây cũng là kinh nghiệm tuyệt vời của Tuệ Trung Thượng Sĩ khi Thượng Sĩ bảo: “Đạo bất tại vấn, vấn bất tại đạo”.

Điểm trao truyền kinh nghiệm tâm thức giải thoát nầy của Điều Ngự Giác Hoàng và của Tuệ Trung Vô nhị Thượng Sĩ đích thị là linh hồn, là sức mạnh tinh thần (hay tâm linh) của Phật giáo đời Trần, của Phật giáo Lý-Trần, đỉnh cao của tư tưởng Phật giáo Việt Nam và tư tưởng Việt Nam vậy: lúc nào mà sức sống thiền định nầy chuyển vào tư thế yên nghỉ của tư tưởng và văn học thì Phật Giáo Việt Nam và Việt Nam đi vào suy yếu; ngược lại, khi nào tư tưởng và văn học Lý Trần chuyển hiện vào sự sống thì Phật Giáo Việt Nam và Việt Nam ắt hẳn đi vào hùng cường, hưng vượng.

- Ý nghĩa “sinh diệt diệt dĩ” là ý nghĩa “bất sinh bất diệt”, vốn là sự thật muôn thuở của vạn hữu: tất cả hiện hữu đang tồn tại bất sinh bất diệt trong vận hành của Duyên khởi, mãi mãi tồn tại như thế. Chỉ có các ngã tướng do các ngã niệm, ngã tưởng ảo vọng của con người dựng nên là sinh diệt. Sự thật này thật sự đã được Điều Ngự Giác Hoàng chứng đắc lúc sinh tiền, và an trú vào sự thật đó cho đến thời điểm trút bỏ hơi thở sau cùng – giờ tý, ngày 21 tháng 10 âm lịch, năm 1308 – khi Người nói lên bài Kệ thị tịch giã từ Tăng chúng rằng:

2.Tư tưởng Phật học, thái độ tự tại của Điều Ngự

Từ sở chứng, sở đắc về Định và Tuệ nói trên, qua từng giai đoạn đời sống, Điều Ngự Giác Hoàng đã biểu hiện mức độ uyên áo khác nhau qua thái độ sống và hành xử đầy khoan dung, nhân ái, dũng cảm, trí tuệ mà an nhiên tựï tại:

- Lúc tại vị, Người là vị vua yêu nước, anh hùng, “thân dân”, đầy trách nhiệm và thể hiện tốt đẹp đại đoàn kết dân tộc.

- Lúc làm Thái thượng hoàng cũng vậy.

- Lúc tu hành xuất thế thì tự giác, giác tha, xây dựng một Giáo Hội PGVN có kỷ cương, có hồn, thống nhất tư tưởng và tổ chức các hệ phái. Người quan tâm đến việc giới thiệu một nếp sống đạo đức Phật Giáo cho nhân dân, và cả việc giữ yên bờ cõi, thiết lập bang giao hữu nghị với Chiêm Thành. Đời sống thì tự nhiên, tự tại, dung dị, đạm bạc. Người bảo:

Đấy là thái độ sống an nhiên của trí tuệ trước cảnh đời biến động, vô thường, hệt như thái độ của Nhiếp Chính Ỷ Lan thể hiện cẩm nang mà Lý Thánh Tông để lại từ kinh nghiệm sống giá trị rút ra từ Phật giáo:”Vạn biến như lôi, nhất tâm thiền định”.[You must be registered and logged in to see this image.] - Trong “Cư trần lạc đạo</BLOCKQUOTE></BLOCKQUOTE></BLOCKQUOTE>
phú”, Điều Ngự xác nhận:


(vô tâm đối cảnh = trước các sắc trần… tâm không khởi lên lòng tham, lòng sân, lòng si, không ưu bi, sợ hãi) -không dính mắc-
Đây cũng là hệ quả tất nhiên của sự thực hành Định, Tuệ Phật Giáo – nói đủ là Giới, Định, Tuệ-


Tại đây, chúng ta có thể mạnh dạn phát biểu rằng: tư tưởng, triết lý thời Lý, Trần (ở Việt Nam) là tư tưởng, triết lý sống, hay sống triết lý, mà không phải là triết lý thuần túy huyền đàm. Chúng ta hãy tiếp tục lắng nghe “triết lý sống-sống triết lý” ấy của Điều Ngự khi Điều Ngự nói đến các vấn đề triết lý ách yếu xưa nay của Đông, Tây:

Các nhà tư tưởng xưa nay đều đi vào các tri kiến chủ trương thường hằng, đoạn diệt, vừa thường hằng vừa đoạn diệt, hoặc phi thường phi đoạn.v.v…

Các tri kiến ấy đều rơi vào ngã tưởng, ngã niệm cả khi nói đến chân như, tuyệt đối. Đó là hiện tượng ngỡ ngón tay chỉ mặt trăng là mặt trăng, hệt như tưởng rằng nói về thực tại, sự diễn đạt thực tại là thực tại. Vấn đề là đi vào thực tại để thể nghiệm thực tại mà không phải là nói về hay nghĩ về. Nói khác đi, thực tại thì khác với triết lý, hoặc thực tại là triết lý siêu đẳng. Con đường sống của Điều Ngự Giác Hoàng quả là con đường triết lý siêu đẳng: con đường trở về chính mình để thể nghiệm ở tâm thức mình sự thật và hạnh phúc. Điều Ngự viết:
<BLOCKQUOTE>
Đó là sự trở về với “dừng tham ái”,”lắng thị phi” và để tâm an nhàn, tịnh lạc:

Đó là sự trở về an trú vào giác tỉnh Tánh Không (Chân không: Sunyatà), chứng ngộ thực tướng để không còn vướng bận, vướng mắc vào các quan điểm bộ phái Tiểu, Đại, Nam, Bắc, và không còn ngại tránh các thanh sắc trần thế, để “sống đời vui đạo”, tùy duyên mà xử sự:

Với sự trở về ấy thì mọi sự khác biệt về giai cấp, chủng tộc, màu da, quan điểm hay phái tính đều có đất thực tại nhân bản để gặp gỡ. Đấy là cái nhìn và thái độ sống rất trí tuệ Phật giáo nhằm giúp tự thân tự tại đi ra khỏi các vướng mắc, và giúp xã hội thực hiện được đại đoàn kết dân tộc, giáo hội thống nhất được các bộ phái làm sống dậy mạnh mẽ tiềm năng của dân tộc. Nếu muốn nói thái độ sống đó của Điều Ngự là rất hiền triết, rất triết lý, rất tư tưởng, thì cần hiểu đó là triết lý rất riêng của Việt Nam gọi là Siêu vượt triết lý (Transcendental Philosophy) hay triết lý Nhân bản thực tại luận (Humanist Realism) vừa giải quyết Vấn đề giải thoát của nhân sinh, vừa giải quyết các vấn đề của quốc gia, xã hội.

Thế là, vào thế kỷ XIII (có thể nói từ thế kỷ XI) Việt Nam đã hình thành một hệ nhân sinh quan và vũ trụ quan rất riêng, mang đậm dấu ấn của trí tuệ và đạo đức Phật giáo của đức Phật Gotama. Từ đầu thế kỷ XXI nầy, trước các khủng hoảng của các tư tưởng hệ, bao gồm tư tưởng khoa học, khủng khoảng môi sinh và đạo đức xã hội, triết lý nhân bản thực tại luận của Điều Ngự Giác Hoàng càng nổi bật nét đặc thù rất đáng được thời đại tham cứu. Điều Ngự và Trúc Lâm Yên Tử như đang tỏa sáng hơn bao giờ!


Like a Star @ heaven Like a Star @ heaven Like a Star @ heaven Like a Star @ heaven Like a Star @ heaven Like a Star @ heaven Like a Star @ heaven Like a Star @ heaven Like a Star @ heaven Like a Star @ heaven Like a Star @ heaven Like a Star @ heaven Like a Star @ heaven Like a Star @ heaven Like a Star @ heaven Like a Star @ heaven Like a Star @ heaven Like a Star @ heaven Like a Star @ heaven Like a Star @ heaven
</BLOCKQUOTE>
Về Đầu Trang Go down
Ngo_duc
CẤP BẬC 2
CẤP BẬC 2
Ngo_duc


cảm ơn { thanks } : 3
ngày tham gia : 15/09/2011
Đến từ : 51/2/1 khu phố 7 , phường Linh Đông quận Thủ Đức

LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM Empty
Bài gửiTiêu đề: chú đại bi ( tiếng phạn )   LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM EmptyThu Sep 15, 2011 4:16 pm

chú đại bi (tiếngphạn)

नीलकण्ठ धारनी
namo ratnatrayāya namah ārya avalokiteśvarāya
नमो रत्नत्रयाय नमह् अर्य अवलोकितेश्वराय
bodhisattvāya mahāsatvāya mahākārunikāya
बोधिसत्त्वाय महासत्वाय महाकारुनिकाय
oṃ sarvarabhaya sudhanadasye namaskrtvā imam
ॐ सर्वरभय सुधनदस्ये नमस्क्र्त्वा इमम्
āryāvalokiteśvara raṃdhava namo narakindi.
आर्यावलोकितेश्वर रंधव नमो नरकिन्दि।
hrih mahāvadhasama sarva athadu śubhuṃ ajeyaṃ.
ह्रिह् महावधसम सर्व अथदु शुभुं अजेयं।
sarva satya nama, vastya namo vāka, mārga dātuh.
सर्व सत्य नम वस्त्य नमो वाक मार्ग दातुह्।
tadyathā oṃ avaloki locate karate, e hrih
तद्यथा ॐ अवलोकि लोचते करते ए ह्रिह्
mahābodhisattva. sarva sarva, mala mala, mahima hṛdayam,
महाबोधिसत्त्व। सर्व सर्व मल मल महिम हृदयम्
kuru kuru karmuṃ, dhuru dhuru vijayate mahāvijayate,
कुरु कुरु कर्मुं धुरु धुरु विजयते महाविजयते
dhara dhara dhirīniśvarāya, cala cala, mama vimala muktele,
धर धर धिरीनिश्वराय चल चल मम विमल मुक्तेले
ehi ehi, śina śina, āraṣaṃ pracali viṣa viṣaṃ prāśaya.
एहि एहि शिन शिन आरषं प्रचलि विष विषं प्राशय |
huru huru mara hulu hulu hrih
हुरु हुरु मर हुलु हुलु ह्रिह्
sara sara siri siri suru suru bodhiya bodhiya
सर सर सिरि सिरि सुरु सुरु बोधिय बोधिय
bodhaya bodhaya. maitriya nārakindi
बोधय बोधय । मैत्रिय नारकिन्दि
dharṣinina bhayamāna svāhā siddhāya svāhā
धर्षिनिन भयमान स्वाहा सिद्धाय स्वाहा
mahāsiddhāy svāhā siddhayogeśvarāya svāhā
महासिद्धाय् स्वाहा सिद्धयोगेश्वराय स्वाहा
narakindi svāhā māraṇara svāhā
नरकिन्दि स्वाहा मारणर स्वाहा
śira saṃha mukhāya svāhā sarva mahā asiddhāya svāhā
शिर संह मुखाय स्वाहा सर्व महा असिद्धाय स्वाहा
cakra asiddhāya svāhā padma hastrāya svāhā
चक्र असिद्धाय स्वाहा पद्म हस्त्राय स्वाहा
nārakindi vagalaya svāhā mavari śankharāya svāhā
नारकिन्दि वगलय स्वाहा मवरि शन्खराय स्वाहा
namah ratnatrayāya namo āryavalokiteśvarāya svāhā
नमः रत्नत्रयाय नमो आर्यवलोकितेश्वराय स्वाहा
oṃ sidhayantu mantra padāya svāhā


ॐ सिधयन्तु मन्त्र पदाय स्वाहा[u]
Về Đầu Trang Go down
Ngo_duc
CẤP BẬC 2
CẤP BẬC 2
Ngo_duc


cảm ơn { thanks } : 3
ngày tham gia : 15/09/2011
Đến từ : 51/2/1 khu phố 7 , phường Linh Đông quận Thủ Đức

LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM   LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM EmptyThu Sep 15, 2011 4:26 pm

chú đại bi (tiếngviệt)
Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà la ni

1. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da
2. Nam mô a rị da
3. Bà lô yết đế thước bát ra da
4. Bồ Đề tát đỏa bà da
5. Ma ha tát đỏa bà da
6. Ma ha ca lô ni ca da
7. Án
8. Tát bàn ra phạt duệ
9. Số đát na đát tỏa
10.Nam mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da
11.Bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà
12.Nam mô na ra cẩn trì
13.Hê rị, ma ha bàn đa sa mế
14.Tát bà a tha đậu du bằng
15.A thệ dựng
16.Tát bà tát đa (Na ma bà tát đa)
17.Na ma bà dà
18.Ma phạt đạt đậu đát điệt tha
19.Án. A bà lô hê
20.Lô ca đế
21.Ca ra đế
22.Di hê rị
23.Ma ha bồ đề tát đỏa
24.Tát bà tát bà
25.Ma ra ma ra
26.Ma hê ma hê rị đà dựng
27.Cu lô cu lô yết mông
28.Độ lô đồ lô phạt xà da đế
29.Ma ha phạt xà da đế
30.Đà ra đà ra
31.Địa rị ni
32.Thất Phật ra da
33.Giá ra giá ra
34.Mạ mạ phạt ma ra
35.Mục đế lệ
36.Y hê di hê
37.Thất na thất na a
38 Ra sâm Phật ra xá lợi
39.Phạt sa phạt sâm
40.Phật ra xá da
41.Hô lô hô lô ma ra
42.Hô lô hô lô hê rị
43.Ta ra ta ra
44.Tất rị tất rị
45.Tô rô tô rô
46.Bồ Đề dạ Bồ Đề dạ
47.Bồ đà dạ bồ đà dạ
48.Di đế rị dạ
49.Na ra cẩn trì
50.Địa rị sắc ni na
51.Bà dạ ma na
52.Ta bà ha
53.Tất đà dạ
54.Ta bà ha
55.Ma ha tất đà dạ
56.Ta bà ha
57.Tất đà dũ nghệ
58.Thất bàn ra dạ
59.Ta bà ha
60.Na ra cẩn trì
61.Ta bà ha
62.Ma ra na ra
63.Ta bà ha
64.Tất ra tăng a mục khê da
65.Ta bà ha
66.Ta bà ma ha a tất đà dạ
67.Ta bà ha
68.Giả kiết ra a tất đà dạ
69.Ta bà ha
70.Ba đà ma kiết tất đà dạ
71.Ta bà ha
72.Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ
73.Ta bà ha
74.Ma bà rị thắng yết ra dạ
75.Ta bà ha
76.Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da
77.Nam mô a rị da
78.Bà lô kiết đế
79.Thước bàn ra dạ
80.Ta bà ha
81.Án. Tất điện đô
82.Mạn đà ra
83.Bạt đà gia
84.Ta bà ha.

***Nam Mô Quan Thê Âm Bô Tát***


[You must be registered and logged in to see this image.]
Về Đầu Trang Go down
manhsaigon
KỶ THUẬT
KỶ THUẬT
manhsaigon


cảm ơn { thanks } : 2
ngày tham gia : 15/09/2011

LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM Empty
Bài gửiTiêu đề: CÃM ƠN BÀI VIẾT    LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM EmptyWed Sep 21, 2011 11:02 am

Cãm ơn Tu_Dai_Giai_khong và Ngodat_halongdai về những bài viết này !
manhsaigon
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM   LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM Empty

Về Đầu Trang Go down
 
LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
ĐẠO CỦA TÔI  :: ********ÁNH SÁNG PHẬT PHÁP******* :: PHÁP ÂM - KINH TỤNG-
Chuyển đến